18 thg 10, 2007

Thước lỗ ban

About 1,600 years ago, the Chinese had already determined that there were invisible forces at work beneath the earth. These were later confirmed to be magnetic forces. The Chinese believed these forces were positive (Yang) and negative (Yin) and developed a luopan compass to measure them.

Luo means a net that encompasses everything and Pan means utensil or plate. This allegorically refers to the union of Heaven and Earth and specifically to the electro magnetic field that holds all matter together.

Ancient China gave the world several of the mathematical and scientific concepts we take for granted today, such as the compass. The magnetic compass was invented in China for use by Feng Shui practitioners. It was adapted from the "south pointing spoon," or Si Nan. Because of variations over time in the earth's magnetic fields, three compass systems were superimposed over each other during the span of half a millennium to establish the compass that Feng Shui practitioners use today.

The original magnetic compass used for navigation was constructed in the seventh or eighth century with the needle floating in water. The true north-south meridian was first set down by Chiu Yun Han (c. 713 - 741 A. D.) and known as the Cheng Chen. This was used until roughly 880, when readings were so far off the mark that immediate correction was required. In the eight or ninth century it was further refined with the discovery of magnetic declination.

Yang Yun Sang added specialized compass points to compensate for the variation. The Feng Chen or "seam needle" fixed the Cheng Chen's variations. The compass was again adjusted in the 1100s when Lai Wen-Chun came up with the Chung Chen (the central needle). Chinese people used compasses for centuries prior to even the most rudimentary ones on European ships. As late as the seventeenth century, all Western compasses still pointed south just like the ancient south-pointing spoons they were built to imitate.

During the Cultural Revolution (1966-1969), the old ways came under scrutiny once more. While traditional medicine received official sanction from the government, Feng Shui did not. It was eventually outlawed. Ironically, since many Chinese leaders owed their rise to power to Feng Shui, they purposely kept Feng Shui texts hidden from the masses. Today, what little Feng Shui survives in China is under strict control of the Communist government.

15 thg 8, 2007

Âm - Dương


Người Việt Nam tin rằng có năng lượng trong cơ thể cũng như vũ trụ. Họ tin rằng phải có một sự cân bằng giữa âm và dương các khía cạnh của năng lượng này trong cơ thể, cho sức khỏe hoàn hảo, và trong lòng đất, cho sự tăng trưởng. Phong Thủy là nghệ thuật phát hiện và điều chỉnh nó cho kết quả tốt về mặt tâm linh. Những lợi ích của phong thủy đã từng bị giới hạn chỉ những người giàu có và mạnh mẽ, nhưng bây giờ đang trở nên phổ biến rộng rãi. Phong thủy có thể cảm nhận được nhưng biết cách vận dụng nó là một vấn đề khác. Đó là quan tâm vô số các quy tắc và các chi tiết, vật dụng trong nhà hoặc văn phòng. Hiệu quả tổng thể có thể được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng các quy tắc để điều chỉnh nội thất, các đối tượng, màu sắc và vật liệu.

20 thg 3, 2007

Lựa chọn

Rất hiếm khi tất cả các các điều kiện đều thuận lợi để bạn để bạn bắt đầu công việc kinh doanh như mơ ước. Thường thì kinh phí eo hẹp, thời điểm không thích hợp, vợ bạn đang mang thai hoặc những lý do tương tự khác ngăn cản bạn lựa chọn công việc kinh doanh phù hợp với mình. Hãy xem việc lựa chọn này là một cơ hội quý báu hiếm hoi và hãy lựa chọn cẩn thận.

Có nhiều cách để bạn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Một số người chọn lĩnh vực mà họ am tường, và đây thường là ý tưởng tốt. Một số khác thì lựa chọn lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao, và đây cũng không phải là ý tưởng tồi. Tuy nhiên, có một số lại lựa chọn lĩnh vực đang là thời thượng, rất tiếc đây lại không phải là ý tưởng hay. Một vài năm trước đây, bạn có thể quan tâm đến việc kinh doanh qua mạng. Hiện nay, đây vẫn không phải là ý tưởng tồi,nhưng chắc chắn là việc kiếm tiền qua không gian ảo này không còn dễ dàng như trước nữa. Vấn đề với ý tưởng chọn lĩnh vực thời thượng là trào lưu sẽ tan, và việc bắt đầu kinh doanh theo trào lưu rất có khả năng là công thức dấn đến thất bại.
Thay vào đó, bạn nên tập trung trả lời năm câu hỏi sau. Những đáp án chắc chắn sẽ hữu ích hơn bất kỳ danh sách ngành nghề thời thượng nào mà bạn tìm được.
  1. Có việc gì tôi am tường và thích làm hay không? Vì trong cuộc sống, ta có xu hướng làm tốt và thành công khi làm công việc mình thực sự yêu thích. Hãy làm những việc bạn yêu thích, tiền và lợi nhuận sẽ theo sau.
  2. Có thị trường cho lĩnh vực kinh doanh này hay không? Bạn không thể kinh doanh nếu không có ai sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp. Vì vậy, bạn cần phải thực tế.
  3. Liệu tôi có đủ tiền để bắt đầu loại hình kinh doanh này hay không? Vì vậy, ngoài việc phải lựa chọn loại hình kinh doanh yêu thích, có thị trường tiêu thụ, bạn còn cần phải đảm bảo rằng loại hình kinh doanh bạn lựa chọn phải nằm trong phạm vi năng lực của mình để bắt đầu.
  4. Cái gì tạo nên sự khác biệt cho công ty của tôi? Công ty bạn phải tạo ra điểm khác biệt nếu bạn muốn thu hút khách hàng. Tại sao khách hàng lại chọn mua từ công ty của bạn mà không phải là ở bất kỳ một nơi nào khác? Bạn cần phải cung cấp với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, vị trí thuận lợi hơn, phục vụ tốt hơn, một sản phẩm riêng biệt... một điều gì đó làm sản phẩm của bạn có thể trụ được trên thị trường.
  5. Tôi có thể tạo ra lợi nhuận? Dù bạn kinh doanh ở loại hình nào, dù bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì, bạn đều cần phải bán nó với giá đủ cao để kiếm lời, nhưng phải đủ thấp để khách hàng chấp nhận mua nó. Đặt ra mức giá không phải là việc dễ dàng. Tại sao nhiều cửa hàng lớn bị thất bại trong kinh doanh? Vì ở đây, các khoản chi phí gián tiếp thường quá cao, dù các điều kiện khác đều tuyệt vời. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải va chạm với các con số.
Dù tất cả các điểm trên đều quan trọng, nhưng chúng cần phải chỉ về một hướng, đó là sự đam mê của bạn. Như bạn biết, làm việc với niềm đam mê là điều thú vị nhất trong đời. Điều này càng quan trọng khi bạn lựa chọn loại hình kinh doanh. Việc kinh doanh cũng như đứa con của bạn. Bạn sẽ yêu quý nó, chăm sóc, nuôi nấng và luôn nghĩ về nó. Bạn sẽ phải mất nhiều giờ cho nó, làm việc với mỗi ngày và hy vọng là trong nhiều năm. Nếu bạn không thật sự yêu thích và đam mê, làm việc vất vả vì nó sẽ rất khó khăn.

19 thg 3, 2007

Bắt đầu

Nhiều người thường rất háo hức về ý tưởng bắt đầu công việc kinh doanh của mình, nhưng lại bị sa lầy khi đối đầu với thực tế là phải làm như thế nào. Thật may mắn là dù bạn quyết định bắt đầu với loại hình kinh doanh nào thì những bước cơ bản đều giống nhau.

Bước 1: Đánh giá bản thân
Bạn cần phải rà soát lại bạn thân và vị trí hiện tại của mình để tìm ra loại hình kinh doanh nào là phù hợp. Tại sao bạn muốn bắt đầu kinh doanh? Có phải vì tiền bạc, sự tự do, tính năng động hay vì một lý do nào khác? Bạn phải xem xét những thứ gì? Bạn cần phải có những kỹ năng gì? Lĩnh vực công nghiệp nào bạn am hiểu nhiều nhất? Bạn thích cung cấp sản phẩm hay dịch vụ? Bạn thích làm gì? Mức vốn mà bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro là bao nhiêu? Bạn sẽ làm toàn thời gian hay là bán thời gian? Bạn có thuê nhân viên hay không? Trả lời các loại câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi để tập trung lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mình.

Bước 2: Phân tích đánh giá lĩnh vực kinh doanh
Khi bạn quyết định lựa chọn được một loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và sở thích của mình, bạn sẽ cần phải phân tích đánh giá lại ý tưởng của mình. Ai sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn? Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh?

Bước 3: Phát thảo kế hoạch kinh doanh
Nếu bạn cần nguồn tài chính bên ngoài, bạn sẽ phải cần có một bản kế hoạch kinh doanh. Nhưng ngay cả khi bạn chỉ sử dụng vốn của mình, có bản kế hoạch kinh doanh cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định được số tiền bạn cần để kinh doanh, những công việc cần phải thực hiện...

Bước 4: Xem xét tính pháp lý
Về mặt pháp lý thì bạn có thể lựa chọn một vài hình thức tổ chức kinh doanh như sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể tham khảo thêm về Luật doanh nghiệp và các nghị định liên quan để biết thêm chi tiết cho từng loại hình.

Ngoài ra, bạn còn cần phải quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác trong quá trình kinh doanh như giấy phép kinh doanh, các loại giấy chứng nhận hành nghề, bằng sáng chế, vấn đề bản quyền, thủ tục khai báo thuế... Đây cũng là lúc bạn xem xét đến các vấn đề về bảo hiểm và tìm một kế toán giỏi để hỗ trợ.

Bước 5: Thu xếp tài chính
Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể tìm nguồn tài chính từ các nhà tài trợ hoặc từ các ngân hàng/ công ty tài chính. Hầu hết các cơ sở kinh doanh nhỏ đều bắt đầu bằng nguồn tài chính cá nhân như tiền tiết kiệm, thẻ tín dụng, giúp đỡ của gia đình, vay người quen, vay thế chấp ...

Bước 6: Triển khai xây dựng công ty
Tìm địa điểm đặt công ty, lắp đặt điện thoại, in brochure, thuê mướn nhân sự, mua hàng hoá lưu kho/ mua nguyên liệu sản xuất, đưa ra giá bán...

Bước 7: Thử và sai
Thường phải mất một khoảng thời gian thì bạn mới xác định được khâu nào đang vận hành tốt, khâu nào không tốt. Hãy bám sát kế hoạch kinh doanh, nhưng hãy cởi mở và sáng tạo. Đừng ngại mắc sai lầm. Trên hết là bạn được điều hành việc kinh doanh của chính mình. Đó mới là điều thú vị nhất trong cuộc đời bạn.

6 thg 3, 2007

Tố chất

Quyết định rời bỏ công việc hiện tại để bắt đầu kinh doanh là một bước ngoặt quan trọng. Ngay cả khi việc khởi sự kinh doanh dường như là một ý tưởng tuyệt vời.
    Cần phải có động lực và khả năng bắt đầu công việc.

    Có rất nhiều cơ hội bắt đầu việc kinh doanh trong ngành dịch vụ mà ở đó các mối quan hệ giữa mọi người là đặc biệt quan trọng. 
      Kinh nghiệm quý giá nhất cho doanh nghiệp nhỏ là làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt trong cùng một lĩnh vực. Kinh nghiệm trong các doanh nghiệp lớn và tổ chức chính phủ thực tế có thể là bất lợi, bởi những tính cách để đạt được thành công trong các lĩnh vực này thông thường lại trái ngược trong một doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, một môi trường kinh doanh nhỏ là những thứ cần được trải qua để hiểu hoàn toàn. Nếu bạn chưa bao giờ ở đó thì khó có thể biết được bạn sẽ gặp phải điều gì.
        Đa phần các doanh nghiệp thành công đều bắt đầu ở độ tuổi 30 so với các độ tuổi khác. Độ tuổi này đã kết hợp đủ các kinh nghiệm để đủ nhạy cảm và vẫn còn trẻ để nhiệt tình.

        Một tính cách chung của một nhà doanh nghiệp là họ không muốn làm cho người khác. Họ muốn tự mình đảm đương công việc. Họ cũng có xu hướng cởi mở và mong muốn được nhận biết. Tiền tuy cũng tốt, nhưng chỉ đứng hàng thứ yếu.
          Thất bại là một phần rất đời thường đối với một doanh nghiệp nhỏ. Điều cơ bản là nhà doanh nghiệp kháng cự được và có thể làm lại.
            Nhà doanh nghiệp không phải là người sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro lớn. Họ không thích đánh bạc. Nhưng họ sẳn sàng chấp nhận rủi ro có thể tính toán được.
              Một chủ doanh nghiệp nhỏ phải quản lý mọi người để đi đến thành công. Sẽ tốt hơn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với nhiều người và có tác động đến tiền lương của họ.
                Các nhà kinh doanh tốt nhất luôn cống hiến mọi sức lực của họ cho công việc. Họ sống, ăn, uống, ngủ cùng với việc kinh doanh của mình.

                Nếu bạn chưa bao giờ có được lực hấp dẫn mạnh mẽ để dành mọi thứ cho công việc thì hãy suy nghĩ cho kỹ càng trước khi bắt đầu một doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ có lòng nhiệt tình đối với một lĩnh vực nào đó mà bạn quan tâm thì hãy khởi sự việc kinh doanh của bạn trong lĩnh vực đó.
                  Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà kinh doanh thành công đã phải làm việc nhiều giờ trong nhiều năm trước khi họ có thể nghĩ ngơi. 
                    Doanh nghiệp nhỏ là một thế giới cực kỳ cạnh tranh, những nhà doanh nghiệp tốt nhất luôn gắn chặt ý tưởng thắng cuộc và làm tốt hơn những người khác.
                      Các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người cởi mở, họ thích các giao tiếp xã hội và thật sự thích gặp gỡ, hội hè. Những giao tiếp như vậy sẽ rất có ích cho việc kinh doanh. Nếu anh chưa có tính cách này, đừng mong đợi là anh sẽ có được khi bắt đầu việc kinh doanh.
                        Nhà kinh doanh hiệu quả sẽ dùng câu trả lời tốt nhất càng nhanh càng tốt. Điều này thường có nghĩa là đi tìm các chuyên gia cho dù bạn phải trả tiền.
                          Sở hữu một doanh nghiệp nhỏ cũng giống như nghệ thuật tung hứng. Tối thiểu thì bạn cũng phải giữ một tá bóng trên không cùng một lúc. Nếu bạn không thể phân chia sự tập trung giữ các hoạt động đồng thời, thì gần như chắc chắn là bạn sẽ thất bại. 
                            Khả năng tổ chức con người và công việc là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhà doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp không được tổ chức tốt sẽ bị mất khách hàng và tiền. 
                              Công việc kinh doanh nhỏ thường rất khó khăn và thường xuyên chịu sức ép. Nếu bạn không có thể lực và tinh thần tốt thì bạn nên suy nghĩ lại việc bắt đầu kinh doanh.
                                Sẽ là ý kiến hay khi bạn bắt đầu một công việc mới bằng cách bắt đầu kinh doanh. Nhưng nếu bạn không có động lực để làm điều đó trước khi bạn mất việc thì bạn có lẽ sẽ không trở thành một doanh nghiệp tốt. Bị mất việc cũng giống như việc ly dị. Bạn sẽ bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài sau đó. Bạn hãy thận trọng gấp đôi khi chấp nhận một công việc gì lớn. Sẽ không phải là một điều tốt nếu như bạn bắt đầu công việc kinh doanh chỉ để tạo ra công việc cho mình.
                                  Mâu thuẫn là một phần của cuộc sống trong kinh doanh. Trong doanh nghiệp nhỏ, trách nhiệm thuộc về người chủ, luôn có những mâu thuẫn với khách hàng, nhà cung cấp, người làm thuê. Một nhà kinh doanh phải có thể giải quyết được các mâu thuẫn đó mà không lùi bước. Nếu bạn thấy mâu thuẫn có tính cách phá hoại thì bạn có thể bị suy sụp thần kinh khi điều hành một doanh nghiệp nhỏ.
                                    Mong muốn được độc lập là một trong những động lực chính của nhà kinh doanh thành đạt. Tuy vậy, luôn ám ảnh với sự độc lập có thể gây nên trục trặc. Không ai có thể hoàn toàn độc lập, đặc biệt độc lập khỏi khách hàng. Một tư tưởng quá độc lập có thể là một vấn đề thực sự nếu việc kinh doanh của bạn là nhận nhượng quyền kinh doanh. Người nhận nhượng quyền phải vui vẽ chấp nhận mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Nếu bạn ký một văn bản nhận nhượng quyền kinh doanh mà bạn không làm theo đó thì rủi ro của bạn là sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư. Nó phản ánh tính cách độc lập, nhưng không phải quá độc lập để không tồn tại được trong một khuôn khổ quy đinh nào đó.
                                      Để tồn tại, doanh ngiệp phải đưa ra những quyết định, có khả năng đưa ra một sự lựa chọn nhanh, hợp lý và sống cùng với kết quả là một tính cách tuyệt đối cơ bản. 

                                      28 thg 2, 2007

                                      Được - Mất

                                      Nhiều người bắt đầu con đường kinh doanh cho mình với mơ ước được giàu có và tự do. Mơ ước này hoàn toàn có khả năng đạt được. Trở thành một chủ doanh nghiệp sẽ cho bạn nhiều thứ, nhưng bạn cũng sẽ phải chấp nhận mất đi một số thứ mà bạn đang cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ không phải chịu đựng những ông sếp khó tính, những đồng nghiệp phiền hà, những chỉ đạo lập dị, thời gian lệ thuộc và số tiền kiếm được bị hạn chế. Thay vào đó, bạn sẽ có quyền lực, sự độc lập, sáng tạo trong công việc, tự mình nắm bắt cơ hội và hưởng toàn bộ thành quả do mình tạo ra. Nhưng mặc trái của nó là bạn cũng sẽ mất đi đồng lương ổn định và một số phúc lợi về y tế, xã hội. Bạn sẽ phải làm việc vất vả cho đến khi tạo được một hệ thống kinh doanh có khả năng tự hoạt động mà không cần phải có sự hiện diện của bạn hoặc chí ít là với sự can thiệp tối thiểu. Bạn có khả năng bị trắng tay, không có thu nhập cũng như không còn một sự bảo trợ nào hết. Một cuộc sống an toàn, thoải mái và ổn định đánh đổi với một cuộc sống năng động nhưng không chắc chắn và đầy rủi ro.

                                      Những mặt được khi trở thành chủ doanh nghiệp làm cho bạn háo hức bắt đầu kinh doanh, nhưng cái giá phải trả của nó sẽ khiến bạn phải e dè, nhụt chí. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trược khi quyết định trở thành một chủ doanh nghiệp.

                                      Những lợi ích đạt được khi trở thành một chủ doanh nghiệp:
                                      • Khả năng tự kiểm soát được công việc: Dù bạn có thích sếp hay công việc hiện tại của mình hay không thì bạn vẫn có khả năng bị sa thải bất cứ lúc nào. Sếp mà bạn rất tâm đắc, quý trọng có thể chuyển công tác, công ty bạn đang làm có thể bị phá sản. Vì vậy, một trong những lợi ích khi bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình là bạn hoàn toàn kiểm soát được công việc và sự nghiệp của mình. Nhưng bạn cũng nên nhận biết rằng khả năng tự kiểm soát này sẽ đi đôi với sự gia tăng trách nhiệm và một loạt những yêu cầu khác. Với cương vị là sếp, bạn không thể né tránh, đổ trách nhiệm cho người khác. Bạn chính là người phải trả lương cho nhân viên của mình. Bạn chính là người phải đảm bảo doanh nghiệp của mình mang lại sự thoả mãn cho khách hàng. Bạn chính là người đi thuê và sa thải nhân viên. Đây không phải là những việc dễ dàng và chắc rằng phải có đôi lần bạn thèm muốn được trở về cái thời mình đi làm công cho người khác, thời mà bạn có ít trách nhiệm và khả năng kiểm soát hơn.
                                      • Tiền bạc: nhiều người bắt đầu kinh doanh với một lý do đơn giản là họ nghĩ rằng mình xứng đáng kiếm được nhiều tiền hơn hiện tại hoặc muốn có sự thay đổi để mang lại cuôc sống khá giả hơn cho gia đình. Thường thì luôn có giới hạn về số tiền kiếm được khi bạn là người làm công ăn lương. Một tin tốt lành là nếu bạn trở thành chủ doanh nghiệp, trở thành sếp thì giới hạn này gần như không còn. Đây là mặt tốt, nhưng cũng có thể là xấu, bạn có thể có cả một gia tài hoặc là bị vỡ nợ. Sự không chắc chắn này chính là điều chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt nếu khởi sự kinh doanh.
                                      • Sự sáng tạo và độc lập: nếu bạn cảm thấy uể oải với công việc hiện tại của mình thì bạn sẽ không còn cảm giác này khi bắt đầu kinh doanh. Việc điều hành công việc kinh doanh buộc bạn trở thành một phù thủy am hiểu mọi thứ từ tiếp thị, bán hàng, kế toán, thư ký cho đến điều hành. Công việc đa dạng và vất vả. Nhưng có thể bạn sẽ không bận tâm về điều này. Khi làm công việc kinh doanh của chính mình, bạn ít khi có cảm giác rằng đó là công việc vì không ai bảo bạn phải làm việc đó cả, bạn tự nguyện và vui vẽ.
                                      • Sự tự do: Làm việc trong chính doanh nghiệp của mình cho phép bạn linh hoạt lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc. Sự tự do khi trở thành ông chủ của chính mình, không ai bảo bạn phải làm gì, làm như thế nào, là thứ tuyệt vời nhất khi trở thành chủ doanh nghiệp.
                                      Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc đến một số thử thách chắc chắn sẽ phải đối mặt khi trở thành chủ doanh nghiệp:
                                      • Sự không chắc chắn: Khi kinh doanh cho chính mình là không có nguồn thu nhập đều đặn, ổn định; không có lương và các khoản phúc lợi hàng tháng.
                                      • Rủi ro: Sẵn sàng đón nhận một rủi ro có tính toán.  Bạn có thể kiếm hàng đống tiền, nhưng cũng có thể bị trắng tay khi kinh doanh.
                                      • Thiếu tính khuôn khổ: Công việc bất thường, luôn thay đổi và không thể dự đoán được.
                                      Bạn có thể bị mê muội với ý tưởng làm chủ doanh nghiệp. Muốn thành công, bạn cần phải làm đúng, bạn cần phải loại bỏ cảm xúc ra khỏi sự toan tính của mình. Bạn cần phải bắt đầu suy nghĩ như là một thương nhân, xem xét đánh giá rủi ro và ra những quyết định sáng suốt.

                                      Lựa chọn con đường làm công ăn lương vẫn hàm chứa rất nhiều rủi ro và không hề an toàn chút nào. Có rất nhiều biến cố khiến cho bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại. Đồng tiền mà bạn dành dụm, tích góp trong quá trình làm công ăn lương sẽ bị mất giá theo thời gian do lạm phát. Các nguồn quỹ hưu trí mà bạn tham gia vẫn có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào trước khi bạn về hưu. Khi làm công ăn lương, vẫn không có gì đảm bảo cuộc sống của bạn cho đến cuối đời, mà ngược lại, bạn hoàn toàn không thể chủ động được trước những biến cố có thể xảy ra vì bạn đã quen với lối sống thụ động, an nhàn. Trong thời đại này, nếu bạn không năng động tiếp thu những cái mới, xã hội chắc chắn sẽ đào thải bạn, đây là rủi ro gần như chắc chắn nếu như bạn cứ hài lòng với công việc hiện tại. Còn nếu bạn năng động tích cực làm việc, rèn luyện bản thân để thăng tiến trong công việc thì liệu bạn có thể nỗ lực, cố gắng trong bao lâu, cho đến khi nào? Nếu đã như vậy, tại sao bạn không nỗ lực làm giàu cho bản thân mà lại đi làm giàu cho người khác? Đặc biệt, nếu bạn nỗ lực đúng hướng, tạo ra được những tài sản mang lại thu nhập cho mình, khi đó, bạn mới thật sự được an nhàn. Hệ thống kinh doanh chính là một tài sản sinh ra thu nhập tốt nhất, xứng đáng để bạn bỏ công sức, thời gian và chấp nhận rủi ro để gầy dựng.

                                      13 thg 2, 2007

                                      Kinh doanh - Tại sao

                                      Thành công trong kinh doanh có thể đảm bảo về tài chính cho bạn và gia đình, là cảm giác an toàn khi về già, là sự thoả mãn khi được làm những công việc mình yêu thích.

                                      Đầu tiên là lựa chọn và làm những gì bạn thích. Đây là khía cạnh “Kỹ thuật” của việc kinh doanh. 
                                      Phần thứ hai trong kinh doanh là việc vận hành cơ sở kinh doanh của bạn trong thực tế. Thiết lập mạng lưới để thu hút khách hàng mới. Phát triển hệ thống giao nhận, thu tiền từ khách hàng và điều hành doanh nghiệp...

                                      Các mô hình rất đơn giản, dễ hiểu và có phần thú vị. Hãy tìm hiểu nó để bạn có thêm nhiều thời gian để phát triển, kiếm nhiều tiền hơn và có thể làm nhiều thứ mà bạn yêu thích. 

                                      (st)