17 thg 7, 2009

Phong thủy trở lại


Many Feng Shui masters have established consultancy firms, offering advice on issues such as career, marriage, health, debt, investment, study and names according to Feng Shui principles.
Feng Shui is widely applied in interior decorating and real estate, so it has attracted many estate agents and entrepreneurs.
It involves ensuring a good flow of energy, or qi. Buildings and other structures need to face certain directions depending on their surroundings. Elements such as wood, fire and earth have to be carefully balanced. It is necessary to avoid random and haphazard arrangements of furniture and accessories according to Feng Shui guides. Wang says many entrepreneurs will consult on the future of their businesses, while estate agents are more likely to consult on the position of furniture and the environment of their projects.
Consultants usually charge US$3.75 per square meter for property advice and US$37.5 per half hour for other services. Advice on the name of a person or a company can cost from US$225, adding prices are negotiable according to the customer's means.
Feng Shui guides usually start out as consultancy companies. In a market economy, people wish to lower the risk of failure and danger in their lives and work and turn to the Feng Shui masters for help.

8 thg 7, 2009

Kinh doanh tại nhà

Ý tưởng kinh doanh tại nhà có thể rơi vào một trong hai loại sau:
  • Nhiều người bắt đầu kinh doanh tại nhà vì đây là lựa chọn dễ dàng, tiện lợi và tiết kiệm. 
  • Giai đoạn đầu khởi nghiệp, tiền là yếu tố then chốt và việc kinh doanh tại nhà giúp họ có điều kiện tập trung vốn vào kinh doanh thay vì phải gánh các khoản chi phí thuê nhà đắt đỏ.
Và có lẽ không cần phải nói, có rất nhiều công ty thành công ngày nay bắt đầu từ việc kinh doanh tại nhà như Disney, Amazon.com, Microsoft, Xerox, L.L. Bean, Apple… Bằng cách tận dụng hiệu quả các nguồn lực tại nhà, các công ty này đã tiết kiệm được một khoản kha khá tiền để tập trung được vốn cho việc kinh doanh trong thời gian đầu. Đây là mô hình khá lý tưởng cho các nhà doanh nghiệp tương lai áp dụng bởi vì một trong những thuận lợi khi kinh doanh tại nhà là nó sẽ giảm chi phí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi bắt đầu kinh doanh và nâng cao khả năng thành công của doanh nghiệp.

Những rủi ro khi làm việc tại nhà:

Làm việc tại nhà, dù muốn hay không thì đây cũng không phải luôn là việc dễ dàng. 
  1. Dễ dàng bị xao lãng: Khi làm việc tại nhà, nếu bạn muốn đi ngủ, bạn cứ lăn ra ngủ. Nếu muốn làm việc trong bộ đồ Pijama, bạn cứ tự nhiên. Sau một thời gian, Bạn có thể nhận thấy rằng mình dành quá nhiều thời gian để xem tivi hoặc lê la vô nhà bếp thường xuyên. Bạn dễ dàng sinh ra lười biếng nếu bạn làm việc một mình tại nhà. Ngược lại, nếu bạn là người nghiện việc, bạn sẽ thấy rằng mình làm việc suốt ngày và đêm, không còn một chút thời gian cho sinh hoạt cá nhân. Lời khuyên là nếu bạn muốn làm việc tại nhà, bạn cần phải có ý thức tự kỷ luật cao.
  2. Dễ cảm thấy đơn độc: Bạn sẽ có cảm giác bị cô lập khi làm việc tại nhà. Khi làm việc tại công ty, bạn có đồng nghiệp, bạn bè cùng trao đổi ý tưởng, bàn luận. Nhưng khi làm việc tại nhà, ít nhất là trong thời gian đầu bạn chỉ có một mình. Giải pháp là bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và ra ngoài ăn trưa với đối tác để tạo sự cân bằng. Ngược lại, thay vì có cảm giác cô độc, bạn lại mắc phải tình trạng bị mất đi sự riêng tư khi làm việc tại nhà. Bạn bè, bà con, con cái, khách, hàng xóm … của bạn ghé nhà đều đi ngang chỗ làm việc của bạn. Có một văn phòng làm việc riêng trong nhà là cách tốt nhất để bạn có thể làm việc hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên dán thời gian làm việc của bạn lên cửa văn phòng để người ngoài có thể nhận thấy sự nghiêm túc của bạn và tránh làm phiền bạn trong thời gian làm việc.
  3. Công việc của bạn không được người khác coi trọng: Trước đây, làm việc tại nhà thường không được người khác coi trọng. Người khác thường đánh giá cao khi bạn mặc comple, đến công sở làm việc tại những văn phòng “bình thường” chứ không phải lúi húi làm việc trong nhà. Ngày nay, việc kinh doanh tại nhà ngày càng nhiều và dần được xã hội hiểu và chấp nhận.
Những thuận lợi khi làm việc tại nhà:
  1. Không chỉ bạn tiết kiệm được chi phí thuê nhà và các chi phí khác liên quan, bạn còn tiết kiệm được chi phí đi lại, ít phải chi tiêu cho các quần áo công sở đắt tiền, … Từ đó nâng cao hiệu quả lợi nhuận.
  2. Làm việc tại nhà giúp bạn vui vẽ và thoải mái hơn. Có nghiên cứu cho thấy rằng những người làm việc tại nhà ăn uống ngon hơn, có nhiều thời gian rảnh, tập thể dục đều đặn hơn, ít bị stress và hạnh phúc hơn.
  3. Làm việc tại nhà giúp bạn có điều kiện gần gũi với gia đình hơn. Bạn có thể tự đặt ra lịch làm việc phù hợp với lịch của vợ/chồng và con bạn để có nhiều thời gian bên nhau hơn.
Thiết lập văn phòng của bạn tại nhà

Để việc kinh doanh tại nhà thực sự phát huy tác dụng của nó, bạn cần phải thiết lập văn phòng của bạn trong nhà đúng và phù hợp vì bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian tại khu vực này. Bạn nên trang trí và sắp xếp sao cho phù hợp với cá tính của bạn.
Yêu cầu về khoảng không gian trong văn phòng

        Khu vực làm việc: giữ ở mức tối thiểu. Bạn chỉ cần diện tích đủ cho 1 bàn làm việc, 1 ghế, máy tính và các thiết bị khác.
  • Kho chứa: bạn cần 1 tủ lưu hồ sơ và diện tích để chứa các thùng/hộp và những hàng hóa lưu kho khác.
  • Sách: bạn cần dành một phần diện tích cho kệ sách của bạn.
  • Phòng họp: bạn cần khoảng không để tiếp khách hàng hoặc làm việc với đối tác. Phòng khách trong nhà thường là lựa chọn tốt.
  • Khác: ngoài ra, bạn có thể sẽ cần chỗ cho nhân viên, khoảng không để lưu những hàng hóa đặc biệt, thiết bị sản xuất, phòng chờ cho khách hàng, …
Yêu cầu về cơ sở hạ tầng

  • Hệ thống điện: Nếu công ty bạn có những thiết bị tiêu thụ điện năng lớn thì nên đi đường dây và có cầu dao riêng. Nếu bạn có thiết bị sử dụng điện 3 pha thì nên kiểm tra xem khu vực của mình có thể xin điện 3 pha hay không…
  • Line điện thoại: Bạn nên tách biệt line điện thoại của gia đình và của công ty. Ngoài ra để phục vụ kinh doanh, bạn thường cần thêm 01 line cho máy Fax. Do đó, bạn nên có ít nhất 3 line điện thoại trong nhà 1 cho gia đình, 1 cho công ty và 1 cho máy Fax. Lưu ý là ổ cắm dây diện thoại nên bố trí gần ổ điện để sử dụng cho các thiết bị cần cả 2 thứ, tránh đi dây loằng ngoằng.
  • Internet: tất nhiên, trong thời đại này, công ty của bạn nên kết nối Internet để phục vụ công việc tốt hơn. Bạn nên dùng line ADSL thay vi dùng Dial-up.
  • Ánh sáng: cố gắng thiết kế sao cho văn phòng của bạn có càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. Phối hợp các đèn gắn trên trần nhà với các đèn để bàn để đảm bảo ánh sáng cho bạn làm việc.
Yêu cầu về phương tiện thiết bị
Bàn làm việc: Bạn cần một bàn làm việc đủ lớn phù hợp với công việc của bạn. Nhưng lưu ý là nếu bàn quá lớn thì sẽ choáng diện tích phòng làm việc. Thật ra, không phải một bàn làm việc lớn là tốt, có nhiều loại máy tính để bàn nhỏ gọn phù hợp nếu bàn sử dụng bàn làm việc nhỏ.
  • Ghế: thường thì ghế quan trọng hơn bàn làm việc nhiều. Nếu bạn phải ngồi thường xuyên, bạn nên sắm một cái ghế thật tốt phù hợp để ngồi làm việc thoải mái.
  • Máy tính: Đừng nên keo kiệt về khoản này. Một máy tính cấu hình thấp sẽ nhanh chóng bị lỗi thời và có thể không đáp ứng được công việc trong tương lai gần. Trang bị máy laptop sẽ choáng ít diện tích bàn làm việc và có thể di động.
  • Máy photocopy/ máy in/ máy scan/ máy Fax: ngày nay, ta dễ dàng tậu được một thiết bị với đầy đủ các tính năng trên với chi phí chấp nhận được.
  • Hai đường dây điện thoại: Tốt hơn hết là bạn nên có 2 lines điện thoại có hiện số để phục vụ kinh doanh để bạn có thể biết được ai đang gọi cho bạn khi 1 line đang bận.
  • Dịch vụ trả lời tự động: Dịch vụ trả lời tự động thường không rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn cần tạo dựng ấn tượng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mình thì có thể chấp nhận được.
  • Tủ lưu hồ sơ: bạn có thể tiết kiệm ở đây. Mua đồ second hand.
  • Kệ sách: Cũng vậy, bạn có thể mua đồ second hand để tiết kiệm chi phí.
  • Điện thoại di động: Tùy bạn. Khách hàng không quan tâm bạn sử dụng điện thoại nào để làm việc.
Khởi sự kinh doanh tại nhà là một quyết định tuyệt vời. Nhờ giảm thiểu chi phí, bạn đã nâng cao cơ hội thành công của doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải làm việc trong công ty “tại nhà” giống như những công ty “bình thường” khác. Khi bạn làm việc chuyên nghiệp, bất cứ văn phòng của bạn ở đâu, bạn cũng sẽ thành công.

7 thg 7, 2009

Bản kế hoạch kinh doanh

Chẳng có cuộc hành trình nào bắt đầu mà lại không có kế hoạch. Khởi sự doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cho dù bạn muốn đến bất kỳ nơi nào, bạn cũng cần có một bản lộ trình. Thiếu nó, mọi công sức lao động của bạn sẽ không có định hướng và kết quả có thể sẽ khiến bạn thất vọng dù bạn cố gắng rất nhiều. Một kế hoạch kinh doanh thường rất dài. Đó là sản phẩm của rất nhiều nỗ lực và nghiên cứu. Tuy nhiên, tới đây bạn chưa cần một bản kế hoạch kinh doanh đồ sộ như vậy. Bạn chỉ cần một bản kế hoạch kinh doanh sơ lược, giống như một bản tóm tắt kế hoạch kinh để có thể bắt đầu.
-         
Theo như định nghĩa, một kế hoạch kinh doanh, đúng như cái tên của nó là một kế hoạch hoàn chỉnh, một lộ trình, một kế hoạch chi tiết để khởi sự và phát triển doanh nghiệp của bạn. Nó có thể dài từ 30 đến 50 trang và đòi hỏi nỗ lực và nghiên cứu rất lớn để phát triển và hoàn thiện. Phần chính của bản kế hoạch (khoảng 25 trang) đề cập đến những vấn đề sau:
·         Mô tả về công ty: sản phẩm và dịch vụ.
·         Động lực ngành.
·         Phân tích khách hàng
·         Phân tích đối thủ cạnh tranh
·         Chiến lược giành lợi thế cạnh tranh
·         Kế hoạch marketing và bán hàng
·         Sản xuất và vận hành
·         Phát triển sản phẩm
·         Ban quản lý
·         Mô hình kinh doanh
·         Kế hoạch tài chính trong 5 năm đầu (với những dự trù)
·         Nhu cầu vốn
·         Sử dụng nguồn vốn
·         Sử dụng nguồn vốn
·         Chìa khóa dẫn tới thành công và những rủi ro cơ bản
·         Những cột mốc và lịch trình hoàn thành
·         Phụ lục từ 10 đến 20 trang tài liệu bổ trợ
     Tuy nhiên, bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh phải trình bày ngắn gọn, súc tích những điểm cốt lõi về doanh nghiệp của bạn trong khoảng bốn trang. Có rất nhiều lý do bạn phải xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh tóm tắt:
·         Nó cho bạn thấy được những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp mà bạn sắp tạo dựng. Nó buộc bạn phải đối diện với chính mình, với những gì mình có, không được cường điệu sự thật, và giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng về việc nên hay không nên tiếp tục tiến hành công việc.
·         Nó gia tăng khả năng thành công của bạn bằng cách buộc bạn phải có tầm nhìn vượt ra khỏi những ý tưởng/cơ hội ban đầu để tìm hiểu về những nguồn lực cần thiết, đánh giá tính cạnh tranh, áp lực thị trường,  mô hình doanh thu, những dự trù về tài chính và bắt tay vào thực hiện.
·         Nó là tiền đề để xây dựng những mối quan hệ trọng yếu ban đầu giữa bạn với chủ ngân hàng và những nhà đầu tư tiềm năng. Cho dù bạn không cần kêu gọi những nhà đầu tư bên ngoài, thì chính bạn sẽ là nhà đầu tư chủ yếu cả về thời gian, tiền bạc và năng lượng. 
·         Nó là phương tiện để bạn truyền tải ý tưởng và tầm nhìn tới các đối tác của bạn, tới nhà tài trợ và các bên liên quan.
·         Nó cho phép bạn suy nghĩ và nhận được phải hồi về việc liệu tầm nhìn của bạn có phù hợp với thời điểm hiện tại hay không, hay nó quá vụn vặt hoặc quá lớn lao. Liệu dự trù của bạn có phù hợp với kế hoạch đặt ra hay không?
·         Nó là một bản tài liệu sống mà bạn có thể phát triển thêm khi bạn khẳng định được tính khả thi của những dự trù bạn đặt ra.
Khi nào nên tiến hành viết bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh? Ngay bây giờ! Ngay khi ý tưởng của bạn đi qua phễu lọc ý tưởng, bạn hãy bắt đầu phác thảo bản kế hoạch kinh doanh. Bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp bạn nhanh chóng có được cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp tương lai của bạn.
Những phần phác thảo sau đây sẽ giúp bạn tổ chức và sắp xếp được ý tưởng trong đầu mình khi xây dựng một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh. Trong khi làm việc này, bạn hãy đặt mình vào địa vị của những nhà đầu tư tiềm năng. Những nhà đầu tư thường rất sáng suốt và biết cách thức nghiên cứu và đánh giá một kế hoạch kinh doanh dựa trên nội dung của nó. Vì thế, bạn hãy khách quan và đừng lan man, cường điệu sự thật. Công việc của bạn là cung cấp cho họ những thông tin mà họ cần để quyết định (tất nhiên là quyết định ủng hộ doanh nghiệp của bạn).
Nhìn chung, một nhà đầu tư sẽ nhìn vào chín điểm cốt yếu trong một bản kế hoạch hoạt động:
·         Tính độc đáo trong cơ hội kinh doanh này.
·         Giá trị mà bạn tạo ra cho khách hàng.
·         Mô hình kinh doanh, chiến lược chủ đạo, vận hành, doanh thu.
·         Thời gian hoàn vốn.
·         Năng lực, mức độ tín nhiệm của người khởi sự doanh nghiệp và đội ngũ xung quanh anh ta.
·         Lợi thế cạnh tranh bền vững.
·         Động lực thị trường (marketing dynamics), tình hình cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường.
·         Dự trù hợp lý và kế hoạch tài chính.
·         Chìa khóa dẫn tới thành công và rủi ro trọng yếu.
-          Những thông tin mà bạn trình bày sẽ cho họ một hình dung về lợi nhuận đầu tư tiềm năng cũng như những rủi ro tiềm năng. Tất cả số liệu và dự trù tài chính cần phải cụ thể, xác thực và đáng tin cậy bởi vì một khi những nhà đầu tư đã bắt tay vào nghiên cứu cần mẫn và hợp lý thì tất cả đều sẽ sáng tỏ. Nghiên cứu cần mẫn và hợp lý là quá trình điều tra mà nhà đầu tư tiềm năng sẽ thực hiện để hiểu hết được doanh nghiệp của bạn. Họ sẽ xem xét từng chi tiết trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn dưới thấu kính hiển vi cực mạnh. Vì thế, đừng đưa vào đó bất kỳ chi tiết nào mà bạn chưa xem xét cẩn thận.
-          Trong khi xây dựng bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh, bạn chỉ nên đưa vào đó những nội dung cần thiết. Nếu như doanh nghiệp của bạn không thiên về công nghệ hoặc không đi sâu vào quá trình sản xuất thì bạn không nên đề cập đến những phần đó trong bản kế hoạch. Tuy nhiên, bạn cần đi sâu vào điểm nổi trội của doanh nghiệp. Điểm cần lưu ý nữa là đối thủ cạnh tranh trong khu vực của bạn, và phần dự trù tài chính. Hãy chứng minh tại sao doanh nghiệp của bạn sẽ thành công.
-          Cuối cùng, bản kế hoạch cần phản ánh được mức độ chuyên nghiệp của bạn, bạn cần lưu ý tới lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp và từng chi tiết nhỏ. Bản kế hoạch đó phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Trên hết, nó phải mang tính thuyết phục! Những nhà đầu tư luôn phải xem xét rất nhiều bản kế hoạch và đề án kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Vì thế, bản kế hoạch của bạn cần phải nổi trội trong đám đông
     Đề cương kế hoạch kinh doanh và những mục tiêu
-          Công ty và ý tưởng kinh doanh
Bạn sẽ bắt đầu giới thiệu ý tưởng của mình từ đây. Hãy giới thiệu ngắn gọn, súc tích và gây được sự chú ý.
·         Mô tả sơ lược và rõ ràng về doanh nghiệp mà bạn định thành lập. Sử dụng sơ đồ để làm rõ ý tưởng của bạn nếu cần thiết.
·         Truyền đạt được nhiệt huyết và tính cấp thiết của kế hoạch kinh doanh của bạn, tuy nhiên bạn đừng cường điệu.
·         Mô tả những đặc trưng trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
-          Sứ mệnh doanh nghiệp
·         Định vị doanh nghiệp của bạn trên thị trường và phạm vi hoạt động của nó trong một hoặc hai dòng. Hãy viết thật ngắn gọn và thuyết phục.
-          Cơ hội
Phần mô tả cơ hội kinh doanh là phần rất quan trọng. Bạn phải giải thích được lý do đây là một cơ hội đặc biệt cho khách hàng, vì vậy cũng là lý do hấp dẫn nhà đầu tư. Một cơ hội kinh doanh muốn hấp dẫn các nhà đầu tư phải có đủ những điểm sau:
·         Tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng.
·         Sản phẩm hay dịch vụ có ích và mang tính thực tiễn cao (có thể sản xuất được)
·         Cơ hội chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định và đây là giai đoạn phù hợp nhất.
·         Có một vài lợi thế cạnh tranh.
·         Có một bộ phận khách hàng tiềm năng chưa được thỏa mãn nhu cầu.
·         Có tiềm năng sinh lợi lớn.
·         Ý tưởng phải đem lại lợi nhuận bền vững và trong một thời gian dài chứ không mang tính nhất thời.
·         Cơ hội nảy sinh từ những hoàn cảnh thay đổi, công nghệ mới, vấn đề khó khăn, hoặc là tại giao điểm của hai hoặc ba tình huống phát sinh.
·         Các đối thủ khó bề bắt chước được ý tưởng này.
·         Ngành kinh doanh phải hấp dẫn, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng, quy mô cũng như khả năng giành được thị phần của công ty bạn.
-          Công nghệ
·         Nếu công ty của bạn có hàm lượng công nghệ cao, bạn sẽ phải trình bày phần này chi tiết như sau:
·         Mô tả công nghệ với mức độ chi tiết hợp lý. Đừng để lộ công nghệ độc quyền và những thông tin quan trọng của bạn.
·         Mô tả con đường để bạn sở hữu được công nghệ đó.
·         Chỉ rõ tính bền vững của công nghệ và rào cản đối với những đối thủ cạnh tranh tiềm năng: những quy định về bảo vệ quyền sáng chế phát minh và độc quyền bí quyết công nghệ.
·         Nếu công nghệ đã được cấp giấy phép, hãy nói rõ tính độc quyền của loại giấy phép đó.
·         Mô tả những đóng góp của bạn đối với việc phát triển công nghệ này. Hãy kể ra bất kỳ năng lực nghiên cứu và phát triển đặc biệt nào mà bạn sở hữu.
-          Cạnh tranh
Một yêu cầu quan trọng là bạn phải cho nhà đầu tư tiềm năng thấy được rằng bạn đã phân tích thị trường cạnh tranh và đề ra chiến lược giành lợi thế cạnh tranh.
·         Phân tích động lực ngành: khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, những đối thủ tiềm năng, mức độ cạnh tranh của ngành.
·         Mô tả và so sánh với tất cả những đối thủ cạnh tranh. Thông thường một doanh nhân cho rằng họ không có đối thủ cạnh tranh. Điều đó cũng có hàm ý rằng không tồn tại một thị trường, cũng không có người mua, không có đối thủ cạnh tranh trong tương lai và cũng không có hàng hóa thay thế.
·         Trình bày chi tiết về lợi thế cạnh tranh.
·         Dự đoán những phản ứng của đối thủ cạnh tranh khi bạn gia nhập ngành. Đừng bao giờ đánh giá thấp những phản ứng của họ.
-          Chiến lược thâm nhập thị trường
Những nhà đầu tư tiềm năng sẽ dò xét kỹ xem liệu bạn có thực sự hiểu được thị trường mà bạn chuẩn bị thâm nhập hay không và làm cách nào để bạn giành được thị phần
·         Xác định khách hàng tiềm năng và cách thức tiếp cận.
·         Định lượng quy mô, tốc độ phát triển và các đặc trưng của ngành.
·         Giải thích rõ chiến lược thâm nhập ngành của bạn: liên minh liên kết, thông qua nhà phân phối, người bán hàng trực tiếp, đặt hàng qua thư, nhượng quyền thương mại, marketing đa cấp, internet, đại diện thương mại, hay những nhà buôn giúp xúc tiến bán sản phẩm.
-          Nhân sự
Bản kế hoạch là nơi để bạn thể hiện mình đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng còn phải trình bày về đội ngũ nhân sự của công ty, những người sẽ góp phân biến giấc mộng đầu tư của nhà đầu tư (của bạn nữa) thành hiện thực.
·         Kể ra những kỹ năng cụ thể, đặc biệt và thích hợp, những thành tựu đã đạt được trong kinh doanh và những thành tích trong ngành sẽ giúp cho công ty bạn thành công trong tương lai.
·         Trình bày kế hoạch xây dựng cơ cấu tổ chức ổn định từ bên trong.
-          Vị trí hiện tại
Đây là phần để bạn làm nổi bật những thành tích mà mình đã đạt được:
·          Mô tả lịch sử công ty cho đến hiện tại.
·         Kể ra những thành tích nổi bật và những dấu mốc quan trọng đã đạt được.
·         Trình bày ngắn gọn công ty của bạn trong thời điểm hiện tại.
-          Vận hành
Nếu một nhà đầu tư đòi hỏi bạn đưa ra chi tiết về cách thức vận hành doanh nghiệp, hãy trình bày trong phần này:
·         Giải thích phương thức công ty bạn cung ứng sản phẩm và dịch vụ ra thị trường.
·         Mô tả bất kỳ một năng lực sản xuất hay cung cấp đặc biệt của công ty bạn.
·         Mô tả diện tích kinh doanh hiện tại, trang thiết bị và cơ sở hạn tầng.
-          Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh đề cập đến cách thức bạn biến cơ hội kinh doanh thành tiền và thỏa mãn khách hàng. Phần này gắn với nội dung vận hành công ty, dòng doanh thu, và chiến lược.
·         Phác họa sơ qua về khách hàng của bạn: người tiêu dùng, doanh nghiệp, trung gian bán hàng, nhà phân phối, các đại lý bán buôn hay bất kỳ bên thứ ba nào khác.
·         Định lượng số tiền bạn kiếm được qua mỗi giao dịch.
·         Trình bày cụ thể chiến lược định giá và chiết khấu trên số lượng, việc định giá của người phân phối, chi phí cho người môi giới.
·         Giả thích rõ phương thức khác biệt mà bạn sử dụng để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
-          Dự trù tài chính
Một yêu cầu quan trọng là bạn phải lượng hóa được khi nào thì kế hoạch kinh doanh này bắt đầu sinh lời cho nhà đầu tư của bạn:
·         Xây dựng những dự trù cơ bản để dựa trên đó đưa ra bảng dự trù tài chính
·         Cụ thể hóa dự trù thu nhập trong vòng năm năm
·         Xác định doanh thu hòa vốn và thời gian để tạo ra được dòng tiền dương.
-          Tăng trưởng và phát triển trong tương lai
Cuối cùng, hãy trình bày triển vọng phát triển của công ty bạn trong tương lai và cách thức bạn đưa công ty đến mục tiêu đó:
·         Mô tả chiến lược cho sự tăng trưởng
·         Nói qua về chiến lược tung ra các sản phẩm mới tại từng thời điểm.
·         Trình bày kế hoạch phát triển trong nội bộ doanh nghiệp: marketing, phát triển sản phẩm, cấp giấy phép, nhượng quyền thương mại, và mở rộng hệ thống cửa hàng trực thuộc công ty, các cơ hội mở rộng kênh phân phối ra thị trường quốc tế.
·         Trình bày kế hoạch phát triển bên ngoài doanh nghiệp: liên minh liên kết chiến lược, mua lại và sáp nhập.
·         Đề cập đến kế hoạch liên minh liên kết theo chiều dọc.
·         Trình bày kế hoạch đa dạng hóa để thực hiện những thương vụ mới.
Bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh: mười điểm tự đánh giá
Hãy nhìn nhận lại bản kế hoạch của bạn dưới góc độ của một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. Trong lúc làm như vậy, đánh giá tiềm năng thu hút đầu tư của kế hoạch kinh doanh một cách chủ động theo các mức độ: rất tốt – tốt – trung bình – tồi. Khoanh tròn mức độ mà bạn thấy phù hợp.
1.      Tỷ suất lợi nhuận đầu tư:
-          Các nhà đầu tư trong những giao dịch đầu tiên thường yêu cầu mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư rất cao, thường là gấp từ năm đến 10 lần khoản đầu tư ban đầu trong vòng năm đến bảy năm. Tỷ suất này dường như là rất cao nhưng bạn hãy nhớ rằng 80% các công ty có vốn đầu tư mạo hiểm không thu hồi được khoản đầu tư ban đầu.
-          Để tạo ra mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư hấp dẫn, giá trị hiện tại phải thấp hơn đáng kể so với giá trị tương lai mà doanh nghiệp phải đạt tới.
-          Để xác định được tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư, công ty sẽ phải có một mốc quyết toán để tính giá trị thanh khoản của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công ty phải sống sót được để tiếp tục phát triển sau ít nhất là năm đến bảy năm, ở thời điểm đó công ty phải thực hiện một cuộc mua lại hoặc sáp nhập hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
2.      Ý tưởng kinh doanh có thật sự hấp dẫn hay không?
Điểm cốt lõi trong kinh doanh là luôn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa một ý tưởng và một cơ hội kinh doanh khả thi. Chỉ có chưa đầy 5% các ý tưởng trở  thành cơ hội kinh doanh tiềm năng. Vậy đâu là đặc trưng của một cơ hội kinh doanh tiềm năng? Một cơ hội kinh doanh tiềm năng phải tạo ra được những giá trị mới khác biệt và nổi trội cho khách hàng, phải mang tính khả thi, có hạn định và có lợi thế cạnh tranh bền vững, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường – tức là phải có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng bỏ tiền ra để đổi lấy sản phẩm của bạn, kết quả là tạo ra được lợi nhuận cận biên cao. Ý tưởng kinh doanh phải cho thấy nhiều khả năng biến thành một cỗ máy kiếm tiền trong thời gian ngắn. Sau từ năm đến bảy năm phải thu hồi vốn và có lãi. Ý tưởng đó phải hoàn toàn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
3.      Doanh nghiệp thuộc loại thông thường hay giàu tiềm năng?
Doanh nghiệp thông thường là những doanh nghiệp tạo ra việc làm và tọa nên phong cách sống cho người thành lập ra nó. Những doanh nghiệp loại này thường chậm phát triển, quy mô nhỏ (dưới 1 triệu đô la) và thường giới hạn phạm vi hoạt động. Ngược lại, một doanh nghiệp giàu tiềm năng được dự trù sẽ đạt tới mức giá trị 10 triệu đô la hoặc hơn trong năm đến bảy năm đầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng nếu như doanh nghiệp của bạn chỉ thuộc loại thông thường vì đại đa số các doanh nghiệp trên thế giới đều thuộc loại này. Và họ vẫn vượt qua mọi khó khăn để tìm được nguồn tài trợ và tiếp tục tồn tại, vươn lên. Hơn nữa, một doanh nghiệp thông thường vẫn có thể phát triển thành doanh nghiệp giàu tiềm năng. Làm chủ một doanh nghiệp thông thường thì bạn vẫn cần phải có bản kế hoạch kinh doanh để trình bày với người chủ nợ của bạn, những người cộng sự, tất cả các bên liên quan và với chính bản thân mình.
4.      Ban giám đốc có đủ năng lực để đưa công ty đi đến thành công?
Nhà đầu tư sẽ nghiên cứu rất kỹ độ tin cậy và mức độ tín nhiệm của giám đốc và ban quản lý. Những khả năng và phẩm cách của họ sẽ luôn là chủ đề trong các cuộc bàn luận về việc cấp vốn cho công ty. Những khả năng và phẩm cách cần thiết bao gồm: sự trưởng thành, niềm đam mê, theo đuổi cơ hội, quan điểm công bằng, quyết tâm đạt tới thành công, khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm thích hợp với vị trí công việc, tiết kiệm, luôn đánh giá đúng tình hình, không thổi phồng sự việc, khả năng thích ứng, kỹ năng lắng nghe, khả năng đàm phán theo hướng đôi bên cùng có lợi, và có đạo đức.
Những doanh nhân độc lập thường có xu hướng tạo ra một doanh nghiệp dạng thông thường. Một nhóm đối tác thường gây dựng một doanh nghiệp dạng giàu tiềm năng. Vì thế, hãy hướng tới việc tìm được đối tác tài năng để hợp tác cùng bạn. Hãy chú ý nâng cao sức mạnh tập thể và tinh thần chiến thắng. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, nhà đầu tư sẽ cố tìm ra đâu là sức mạnh và sự kết nối giữa nhóm của bạn.
5.      Dòng tiền hoạt động khi nào sẽ dương?
Đây là điểm rất quan trọng. Nhà đầu tư không bao giờ muốn vị thế cổ đông của họ bị giảm sút vì những lý do không thích đáng như phân phối quyền chọn chứng khoán hay chứng quyền bừa bãi cho những nhà đầu tư tương lai, hay cho nhân viên công ty, hay như đầu tư quá nhiều thời gian vào phát triển sản phẩm, chi tiêu bừa bãi, và thiết kế mô hình kinh doanh ngay từ đầu không phù hợp. Vậy khi nào họ chấp nhận giảm vị thế cổ đông? Đó là khi công ty phát triển nhanh đến mức nhu cầu vốn lưu động, hàng tồn kho, marketing và nguồn nhân lực đều cần được bổ sung.
6.      Liệu có rào cản nào hạn chế sự cạnh tranh trong ngành?
Trong mục này, bạn cần xem xét liệu trong các yếu tố như lợi thế cạnh tranh, bằng phát minh sáng chế hay các quyền sở hữu trí tuệ khác, tri thức chuyên biệt, khả năng tiếp cận nguồn vốn, khả năng tiếp cận các kênh phân phối, có yếu tố nào mà đối thủ của bạn không thể có được.
7.      Động lực thị trường có ủng hộ bạn?
Phân tích những vấn đề thị trường sau đây:
Phân khúc thị trường mục tiêu có đủ lớn để đáp ứng sự tăng trưởng của công ty bạn? cụ thể, bạn không thể xây dựng kế hoạch kinh doanh 20 triệu đô la trong một thị trường chỉ có quy mô 10 triệu đô la.
   Liệu thị trường bản thân nó có khả năng phát triển hay công ty bạn phải giành giật thị phần từ tay đối thủ cạnh tranh? Điều này sẽ rất khó khăn nhưng vẫn có thể làm được.
    Đối thủ của bạn là nhiều đối thủ nhỏ lẻ hay là một số đối thủ vượt trội kiểm soát thị trường?
    Liệu kế hoạch marketing của bạn có định hướng chính xác về khách hàng mục tiêu và lôi kéo được họ hay không?
8.       Những dự trù tài chính và những kế hoạch dựa trên đó có đáng tin cậy?
Bạn có một nhiệm vụ rất gian nan là làm sao để thuyết phục được những nhà đầu tư về tính khả thi của những dự trù tài chính và kế hoạch tài chính của bạn. Họ sẽ luôn cho rằng bạn tăng doanh thu dự tính lên gấp đôi, giảm bớt chi phí hoạt động xuống một nửa, giảm bớt thời gian tung sản phẩm ra thị trường và thời gian hòa vốn xuống một nửa. Vì thế, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra các dự trù. Bạn có thể tạo nên sự tin cậy cho bản dự trù tài chính bằng cách chứng minh tính hợp lý của mô hình kinh doanh thông qua những khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn và đã đặt hàng nhiều lần. Nếu bạn không làm được điều này, hãy tiến hành điều tra thị trường bằng việc phỏng vấn những khách hàng tiềm năng. Nắm rõ tác động của việc tăng giảm doanh thu và tăng giảm chi phí hoạt động tới dòng tiền hoạt động. Tiến hành phân tích chi tiết về điểm hòa vốn sao cho thỏa mãn được sự đánh giá kỹ càng của nhà đầu tư.
9.      Liệu đây có phải là một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan?
Trong thị trường mà bạn đang định thâm nhập đã tồn tại sẵn người mua và người bán. Tất cả những khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm bạn cung cấp thì đã được phục vụ bởi các đối thủ hiện tại. Làm cách nào để bạn tiếp cận được với những người mua tiềm năng và thuyết phục họ chuyển sang mua hàng của bạn? Là một nhà cung cấp mới, bạn cần phải khác biệt với những đối thủ trên thị trường! sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng. Hãy tư duy sáng tạo. Liệu có còn phương thức thâm nhập thị trường hiệu quả nào có thể giúp bạn xác lập vị thế trên thị trường?
10. Bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh có đủ tính chuyên nghiệp?
Hãy xem xét toàn bộ tài liệu thật khách quan và đánh giá về hình thức, tính trôi chảy cũng như giọng văn viết trong đó. Cố gắng tránh mơ hồ, thiếu chính xác và phỏng đoán áng chừng. Liệu bạn đã nghiên cứu vấn đề kỹ lưỡng hay chưa? Chắc chắn bạn không muốn ở vào vị thế biết ít hơn về doanh nghiệp mà bạn định gây dựng hơn cả những nhà đầu tư tiềm năng.
-          Trong chương này, bạn đã học được cách tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh tóm tắt, phương pháp đánh giá cơ hội kinh doanh của chính mình trước khi bạn đầu tư tiền bạc. Hãy đặt mình vào vị trí nhà đầu tư để có được một cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp của bạn.
-          Những việc cần làm:
·         Bây giờ là lúc bạn xây dựng một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh cho mình. Cho dù công việc này có nhiều khó khăn, bạn cũng không nên bỏ qua nó, ít nhất sau khi đọc chương này bạn cần phải làm được một việc gì đó thiết thực. Bạn hãy tiến hành mọi việc dựa trên những gì chúng ta vừa thảo luận trong chương. Và hãy bắt đầu viết!
·         Tiếp đến, hãy sử dụng bản kế hoạch kinh doanh vừa lập nên để thuyết trình khoảng 15 phút trước gia đình, bạn bè và những nhà cố vấn – bất kỳ ai chịu lắng nghe bạn. Hãy tiếp thu mọi ý kiến đóng góp một cách tích cực nhất, cố thu nhận những lời khuyên bổ ích.
·         Đánh giá lại và bổ sung bản kế hoạch kinh doanh của bạn sau những gì bạn học được từ buổi thuyết trình. Khi bản kế hoạch kinh doanh được hoàn thiện hơn, bạn sẽ nhận rõ được điểm mạnh và điểm yếu của nó. Và đây chính là những gì bạn muốn đạt được.
·         Tiếp đến, hãy đến tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng và trình bày với họ về bản kế hoạch kinh doanh. Bạn không nhất thiết phải vay được tiền ngay từ họ, bạn có thể qua đây để có được những ý kiến phản hồi sâu sắc hơn và bạn có thể bắt đầu tạo dựng mối quan hệ với ngân hàng bạn định vay vốn. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn bằng cách nào, tại sao và trong những điều kiện nào thì ngân hàng sẽ cho bạn vay vốn.