The last trading day of a stormy year, so much uncertainty still ahead.
The "unofficial anthem" of the NYSE traders.
![]() | Krugman công kích Lucas khi Lucas nói về vấn đề crowding out của fiscal stimulus. Krugman cho rằng Lucas hiểu sai khái niệm Ricardian equivalence (RE), một trong những khái niệm căn bản của phe fresh water mà Lucas là một thành viên. Khái niệm này có nghĩa là nếu nhà nước tăng chi tiêu thì việc tài trợ cho khoản tăng đó thông qua tăng thuế ngay lập tức hay phát hành trái phiếu (tương đương với tăng thuế trong tương lai) là như nhau đối với người dân. Ở đây Lucas có vẻ ngụ ý về RE khi nói đến crowding out, ie chính phủ tăng chi tiêu $1 thì sẽ phải đánh thuế thêm $1 ngay lập tức hoặc nếu phát hành trái phiếu thì tác động cuối cùng thông qua RE cũng tương đương tăng thuế $1. Do đó nếu tăng chi tiêu thêm $1 có multiplier dương thì người dân bị đánh thuế thêm $1 sẽ có multiplier âm và kết quả sẽ triệt tiêu nhau. Krugman chỉ ra rằng nếu chính phủ phát hành bond thì tác động vào current private consumption sẽ là một phần nhỏ của $1 chứ không phải toàn bộ như Lucas nói, ngay cả nếu RE đúng. Lập luận của Lucas (100% crowding out) còn có một điểm yếu nữa là nếu người dân đã quyết định không chi tiêu $1 thì dù chính phủ có stimulus hay không ảnh hưởng giảm chi tiêu (tự nguyện) của người dân đã có negative multiplier rồi. Trong trường hợp như vậy chính phủ tăng chi tiêu thêm $1 không những không làm crowd out mà còn giúp người dân có chỗ để tiết kiệm (mua bond), tất nhiên với điều kiện RE không đúng. Of mortgages and multipliers. |
![]() | Hoan nghên Tổng cục Thuế đã công bố thông tin về lợi nhuận của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rất mong những thông tin như thế này sẽ được đưa lên website một cách minh bạch và có hệ thống. Từ những số liệu này có thể thấy hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh có leverage ít nhất 4.4x (=(320+1100)/320), quá cao như tôi đã có lần nghi ngờ. Tuy nhiên với lợi nhuận sau thuế 75k tỷ, ROA bằng 5.3% (=75/(320+1100)), tôi nghĩ không quá tệ khi tình hình kinh tế năm qua không mấy sáng sủa. [Lưu ý: ROA có thể nhỏ hơn vì mẫu số có thể lớn hơn do doanh nghiệp còn có các loại credit khác chứ không chỉ qua vay ngân hàng.] Với số nợ ngân hàng 1.1m tỷ, tiền trả lãi 220k tỷ tương đương lãi suất 20%, khá phù hợp với mặt bằng lãi suất năm vừa qua. Nếu trừ đi lạm phát thì lãi suất thực chỉ xấp xỉ 1.5%, tôi cho là thấp với một nền kinh tế đang phát triển như VN và có ROA khoảng 5% như trên. Lãi suất thực thấp một cách artificial như vậy do các can thiệp hành chính của NHNN và capital inflow, sẽ kích thích investment và các loại demand khác tạo áp lực lên lạm phát. Theo thống đốc Bình (http://www.thesaigo Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dân doanh chỉ khoảng 75 nghìn tỷ đồng, lãi vay trả ngân hàng hơn 200 nghìn tỷ đồng ![]() |
![]() | Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo Tuổi trẻ link bên dưới: View or comment on Giang Le's post »- Một buổi tọa đàm của báo (Nhân Dân) tổ chức mà có bộ trưởng Vương Đình Huệ, thống đốc Nguyễn Văn Bình, phó chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn tham dự. Thực sự đây là một buổi tọa đàm của một tờ báo hay là một dạng press conference công bố chính sách? - Bộ Tài chính sẽ lập Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước, vậy vai trò của SCIC ở đâu? Ông Huệ có vẻ muốn phát huy thế mạnh "thanh tra" của mình? - Ông Huệ muốn có 1-2 tập đoàn đẳng cấp Đông Á, ông Bình muốn có 1-2 ngân hàng tầm khu vực (với tổng tài sản cỡ 50 tỷ USD). Trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua, VN chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ có những đại công ty như các keiretsu của Nhật hay chaebol của Hàn quốc. Nhưng có lẽ thay vì những ước mơ to tác như vậy hãy mơ những giấc mơ thiết thực hơn như giảm kẹt xe, lạm phát thấp, tỷ lệ người nghèo thấp.... cho dân được nhờ. - Ông Muôn, ông Huệ đều đánh tiếng nhờ báo chi gây sức ép để các DNNN chịu tái cơ cấu. Vậy là dù chính phủ có muốn chưa chắc các DNNN đã thèm nghe. - Ông Huệ nói cần phải có 55-65 nghìn tỷ để cho các DNNN "uống thuốc bổ để khỏe lên" trước khi tái cơ cấu. Tại sao không để những DNNN đã quá ốm yếu phá sản/giải thể? Cần phải đặt phương án phá sản/giải thể vào chương trình tái cấu trúc. - Ông Vũ Đình Ánh nói đúng, không nên dùng DNNN làm công cụ điều tiết của nhà nước. Cứ nhìn gương xăng dầu và điện lực thì thấy khả năng điều tiết thông qua các DNNN vô cùng kém. Càng tạo điều kiện cho họ độc quyền và phình to ra, càng dễ có khả năng họ chỉ chạy theo lợi ích cục bộ của riêng mình mà không quan tâm đến cả nhân dân lẫn nhà nước. - Ông Bình muốn có 12-15 ngân hàng nắm 80% thị phần. Thực ra bây giờ 4 ngân hàng quốc doanh hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần đa số đã đạt gần con số đó rồi, cần gì phải tái cấu trúc nữa. Tỷ lệ thị phần đáng ra không phải là số tối thiểu như ông Bình nói mà phải là số tối đa, vd, 4 ngân hàng lớn nhất có thị phần không quá 50%. |
![]() | Cách đây gần 10 năm khi đề án 322 mới triển khai tôi có viết một bài đăng trên VNN đề suất không nên cấp học bổng cho sinh viên ra nước ngoài học mà nên cho vay. Nếu người vay tốt nghiệp và về nước (và làm đúng chỗ đã được cử đi học) thì nhà nước sẽ xóa hoặc giảm nợ. Nếu không về thì phải hoàn trả toàn bộ tiền vay cộng lãi suất (rất cao). Bây giờ sau 10 năm Bộ GDĐT tổng kết chương trình này và ấn tượng chung là nó đã thất bại. Đáng tiếc là đến tận bây giờ mới có một số ý kiến đề nghị chuyển sang hình thức cho vay. (TBKTSG) - Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) diễn ra vào tuần trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có 4.500 người ... |
![]() | Bài này của Justin Lin, chief economist của WB, vẫn cố tình lảng tránh vấn đề thể chế trong phát triển kinh tế. Đúng là khoa học kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng nhưng sự bứt phá của phương Tây trong 2-300 năm qua không chỉ vì industrial revolution mà còn vì các cải cách trong thể chế kinh tế và chính trị. Chính thành công về kinh tế của TQ sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa cho thấy thể chế kinh tế quan trọng như thế nào. Justin Lin rất "dũng cảm" khi dự báo kinh tế TQ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8%/năm trong 2 thập kỷ tới, một dự báo lạc quan nhất mà tôi từng biết. Càng đọc nhiều về ông này càng thấy ông ta là một politician hơn là một economist. Some may think that the performance of a country as unique as China, with more than 1.3 billion people, cannot be replicated. But every developing country can sustain rapid growth for several decades ... ![]() |
![]() | Tôn Tử là học giả cổ đại duy nhất của TQ không hề hấn gì trong Cách mạng Văn hóa, thậm chí các lãnh đạo TQ từ Mao Trạch Đông đến Hồ Cẩm Đào đều lấy Binh pháp Tôn Tử làm cẩm nang cho mình. Theo bài báo này của The Economist, gần đây TQ đang tìm cách phục hồi và quảng bá tư tưởng Tôn Tử, có lẽ để trám vào chỗ trống mà những khái niệm như harmonic society hay peaceful rise được Hồ Cẩm Đào đưa ra dựa vào tư tưởng Khổng Tử đang dần dần rơi vào quên lãng. Bài báo này cho rằng việc TQ cố vực dậy các tư tưởng cổ đại (Khổng Tử, Tôn Tử) là để gia tăng soft power của mình, nhưng có vẻ không thành công. IN HUIMIN COUNTY in the Yellow River delta, a push by China to build up the nation's global allure has fired the enthusiasm of local officials. ![]() |