Khi mà các dự án xây dựng bị tồn kho nhiều, nhà ở xã hội lên ngôi thì một số chủ đầu tư chuyển từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội nhằm thu hút khách mua. Tuy nhiên, không lâu sau thì các dự án lại nằm im giống như thực trạng trước đây vốn có của nó. Lại một tín hiệu buồn khi người dân mất niềm tin ở nhà ở xã hội.
Khởi công “ảo” để câu khách
Từ cuối tháng 7/2013, Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà - chủ đầu tư dự án nhà xã hội tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông đã tiến hành lễ khởi công rầm rộ. Đây là dự án nhà thương mại đầu tiên của Hà Nội được chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội. Khi khởi công, chủ đầu tư công bố dự án sẽ hoàn thành quý IV-2015.Thế nhưng, đến nay khu vực mặt bằng dự án vẫn im lìm như trước.
Trong khi đó, chủ đầu tư đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua căn hộ. Dường như, lễ khởi công chỉ là chiêu “làm phép” để “đánh tiếng” cho khách hàng biết là dự án đã khởi công, để thu hút khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ. Lý giải về việc dự án sau khởi công lại “đắp chiếu”, ông Hoàng Văn Anh - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà cho biết: “Dự án chậm tiến độ 2 tháng là do vẫn chưa hoàn thiện hết các thủ tục chuyển đổi sang nhà ở xã hội và cũng chưa được cấp phép xây dựng. Hiện, Công ty đang làm việc với Sở Tài chính về vấn đề miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất hàng năm”.
Dự án nhà xã hội của Công ty CP Vinaconex 21 tại Khu đô thị Kiến Hưng, Hà Đông cũng đã “đắp chiếu” gần 3 năm nay. Dự án này gồm 2 tòa nhà cao tầng, nằm trong quần thể với 3 tòa nhà thu nhập thấp của Công ty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Ba tòa nhà thu nhập thấp này đã đưa vào sử dụng từ đầu năm nay, nhưng dự án nhà ở xã hội trên hiện giờ vẫn là bãi đất trống, mà ngay cả chủ đầu tư cũng chưa biết bao giờ mới có thể khởi công. Lý do được lãnh đạo Công ty CP Vinaconex 21 đưa ra là dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Vì có tuyến đường 23,25m chạy qua khu vực này, nên chỉ khi nào điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư mới lên kế hoạch tiếp tục triển khai dự án.
Một loạt dự án nhà xã hội như: Dự án Tây Nam Linh Đàm, Sunny Garden City, Khu đô thị mới Đặng Xá II, dự án trên khu đất N1+3 thuộc Khu đô thị Quốc Oai… cũng khởi công cho có, rồi bỏ đó. Như dự án Tây Nam Linh Đàm đã tổ chức lễ khởi công được gần 4 tháng, đã công bố thời gian dự kiến hoàn thành và đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng vẫn chưa có được giấy phép xây dựng do đang có tranh chấp mặt bằng và chưa đủ các thủ tục pháp lý.
Mất niềm tin, khách mua nhà xin rút!
Được biết, dự án nhà xã hội tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông có tổng vốn đầu tư là 560 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp xin vay 100 tỷ đồng từ gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng; nhưng do các thủ tục chưa được hoàn thiện hết nên nên chưa ngân hàng nào dám cho vay. Có lẽ, chính việc dự án bị chậm trễ ngay từ khâu khởi động, cộng với giá bán 14-15 triệu đồng/m2 chủ đầu tư đưa ra chỉ là tạm tính, có thể điều chỉnh sau này, khiến hàng trăm khách hàng đã đăng ký mua căn hộ tại 143 Trần Phú lặng lẽ rút lui để tìm sang những dự án có tiến độ ổn hơn.
Người mua đang suy giảm niềm tin đối với các dự án nhà xã hội. Hiện tượng khách hàng trả lại nhà hoặc không đến ở đã diễn ra tại dự án Kiến Hưng (8 trường hợp trả lại nhà và 120 người không đến nhận căn hộ); hoặc khách hàng tố chủ đầu tư chậm tiến độ và yêu cầu tính lãi suất thời gian chậm tiến độ như tại Khu đô thị Sài Đồng… cũng gia tăng. Bản thân ông Hoàng Văn Anh - Tổng giám đốc Công ty CP đô thị và phát triển Sông Đà cũng than: “Đối tượng đăng ký mua nhà nhiều, nhưng sau lại rút… làm doanh nghiệp cũng mệt mỏi”!
Đánh mất biềm tin ở khách hàng là một thất bại vô cùng to lớn dù đó là bất cứ hình thức hoạt động nào. Và giờ đây, khi niềm tin của khách mua nhà đã mất thì không biết những căn hộ đang xây lại tồn kho đến khi nào nữa.
Một loạt dự án nhà xã hội như: Dự án Tây Nam Linh Đàm, Sunny Garden City, Khu đô thị mới Đặng Xá II, dự án trên khu đất N1+3 thuộc Khu đô thị Quốc Oai… cũng khởi công cho có, rồi bỏ đó. Như dự án Tây Nam Linh Đàm đã tổ chức lễ khởi công được gần 4 tháng, đã công bố thời gian dự kiến hoàn thành và đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng vẫn chưa có được giấy phép xây dựng do đang có tranh chấp mặt bằng và chưa đủ các thủ tục pháp lý.
Mất niềm tin, khách mua nhà xin rút!
Được biết, dự án nhà xã hội tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông có tổng vốn đầu tư là 560 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp xin vay 100 tỷ đồng từ gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng; nhưng do các thủ tục chưa được hoàn thiện hết nên nên chưa ngân hàng nào dám cho vay. Có lẽ, chính việc dự án bị chậm trễ ngay từ khâu khởi động, cộng với giá bán 14-15 triệu đồng/m2 chủ đầu tư đưa ra chỉ là tạm tính, có thể điều chỉnh sau này, khiến hàng trăm khách hàng đã đăng ký mua căn hộ tại 143 Trần Phú lặng lẽ rút lui để tìm sang những dự án có tiến độ ổn hơn.
Người mua đang suy giảm niềm tin đối với các dự án nhà xã hội. Hiện tượng khách hàng trả lại nhà hoặc không đến ở đã diễn ra tại dự án Kiến Hưng (8 trường hợp trả lại nhà và 120 người không đến nhận căn hộ); hoặc khách hàng tố chủ đầu tư chậm tiến độ và yêu cầu tính lãi suất thời gian chậm tiến độ như tại Khu đô thị Sài Đồng… cũng gia tăng. Bản thân ông Hoàng Văn Anh - Tổng giám đốc Công ty CP đô thị và phát triển Sông Đà cũng than: “Đối tượng đăng ký mua nhà nhiều, nhưng sau lại rút… làm doanh nghiệp cũng mệt mỏi”!
Đánh mất biềm tin ở khách hàng là một thất bại vô cùng to lớn dù đó là bất cứ hình thức hoạt động nào. Và giờ đây, khi niềm tin của khách mua nhà đã mất thì không biết những căn hộ đang xây lại tồn kho đến khi nào nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét