23 thg 7, 2013

Thương lượng - con đường ngắn nhất để giá cả nằm trong tầm tay


Thương lượng là cuộc đo sức về trí tuệ giữa hai bên, không giống như cuộc thi chạy, thi chạy là người nào về đích cuối cùng thì người đó thắng. Nhưng thương lượng không chỉ ganh đua về thực lực mà còn bao gồm cả việc áp dụng các kĩ xảo thương lượng, nó có tác dụng ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc thương lượng. Trong cuộc thương lượng giá cả chỉ cần có một chút tinh tế và những hiểu biết thì chắc chắn cuộc thương lượng sẽ thành công và mang lại nhiều lợi ích cho bạn



1. Một người thương lượng giá giỏi luôn có mục tiêu.
Hãy bắt đầu bằng việc bạn muốn đạt được gì từ việc thương lượng? Nếu nó không mang lại điều gì có lợi cho bạn, thì tốt nhất bạn đừng thương lượng làm gì. Với bạn, để thàng công, bạn phải có cái gì đó cần chiến thắng. Khi bạn đã rõ rang về mục tiêu cần đạt được của mình, hãy luôn giữ nó ở trong đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của bạn ngay cả khi bạn gặp một người khó thương lượng. 
2. Tìm hiểu, phân tích, quyết định giá bán. 
Một người thương lượng giá tốt luôn biết rõ mình đang làm gì? Ví dụ bạn bán một căn nhà, sẽ là không khôn ngoan nếu bạn chào giá bán quá cao so với giá bán của những địa ốc cùng loại trong địa bàn của bạn vì theo như bạn nghĩ là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Cách làm này sẽ làm cho những người mua chạy ra khỏi của nhà bạn.

Vì vậy nhaban.com khuyên bạn đưa ra một giá bán hợp lý là rất quan trọng, bạn nên nghiên cứu kỹ giá bán thực tế của bất động sản ở khu vực gần với bất động sản của bạn hoặc bạn có thể nhờ đến dịch vụ định giá chuyên nghiệp, có được những thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa ra giá bán hợp lý cũng như trong thương lượng giá. Nó như bằng chứng rất cụ thể về việc bạn đưa ra giá chào bán hợp lý như thế nào (bạn có thể xem xét những tinrao tại khu vực gần bất động sản của bạn trên nhaban.com để có thông tin chi tiết.

theo hướng dẫn của nhaban.com để đưa ra giá bán hợp lý. Người mua sẽ rất ấn tượng với giá bạn đưa ra và cách làm của bạn, điều này cũng giúp bạn tăng thêm niềm tin vào mục tiêu của việc thương lượng giá, đạt được giá bán hợp lý nhất. Rất nhiều cuộc thương lượng giá đi vào bế tắc hay đổ vỡ, chỉ vì các bên tham gia thương lượng không biết rõ mình cần thương lượng cái gì, đâu là mức cần đạt được.
Khi bạn thương lượng, bạn nên luôn phải mềm dẻo và linh hoạt. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể thay đổi chút ít mục tiêu đặt ra trong thương lượng. Rất hiếm có cuộc thương lượng nào mà bạn đạt được tất cả mục tiêu đề ra. Vì vậy bạn phải biết đều gì bạn có thể chấp nhận nhường bước và điều gì bạn sẽ không chấp nhận
Khi bán một căn nhà, bạn nên thành thật với người mua về tình hình chất lượng của căn nhà, căn hộ trả góp tốt hơn hết nên cho họ biết trước khi họ dễ dàng tìm ra. Hãy để cho họ thoải mái kiểm tra, nếu có chỗ hư hỏng nào đó mà bạn thấy hợp lý, thì chấp nhận giảm một phần nào giá cả để cùng người mua khắc phục. (Đọc tới đây có lẽ có bạn sẽ cười, kệ người mua, họ tìm ra thì mình tính sau, còn không thì khỏi nói luôn. Bạn nên nhớ là, ai cũng vậy, khi đi mua nhà đều rất kỹ càng về chất lượng nhà, giấy tờ, giá cả. Nếu họ nghi ngờ bạn không trung thực, có thể họ sẽ không quay lại nữa)
Lẽ đương nhiên, bạn sẽ dễ gặp phải những trường hợp người mua trả giá thấp, bạn đừng quá cảm tính, tỏ thái độ quá thái, điều này chỉ làm cho bạn được nhìn nhận là yếu thế trong thương lượng mà thôi. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu động cơ của người mua. Kể cả bạn nghĩ là bạn sẽ không chấp nhận giá người mua đưa ra, bạn hãy xem xét lại giá bán của mình, cho người mua thấy cách bạn định giá căn nhà của bạn và đưa ra một giá chào bán mới thấp hơn có thể kèm theo một điều kiện ràng buộc nào đó để bù lại giá chào bán thấp hơn giá ban đầu. (Ví dụ: sau khi thương lượng giá, bên mua muốn bớt 20 triệu, bạn nên suy tính nếu có thể, bớt cho họ với điều kiện chia hai khoảng cách biệt đó, mỗi bên 10 triệu.
3. Thương lượng đa phương
Chúng ta có thể tiến hành thương lượng với hai hoặc ba đối tác cho cùng mục tiêu. Nếu ta kết thúc thương lượng với một đối tác trước, chúng ta sẽ rất lợi thế trong cuộc thương lượng tiếp theo, kể cả khi cuộc thương lượng thứ hai đi vào bế tắc, đổ vỡ cũng không sao.
4. Để tránh bị gây sức ép từ ai đó
Để duy trì thế mạnh trong kiểm soát các cuộc đàm phán, Sẽ là thông minh nếu chung ta ấn định khung cảnh đàm phán. Khi chung ta thoải mái và tự tin, sẽ dễ dàng hơn cho khởi đầu của cuộc thương lượng. Hãy nghĩ xem, bạn sẽ chọn đâu là nơi tiến hành thương lượng? bạn sẽ thương lượng với những ai? Cách nào tốt nhất để trình bày quan điểm của bạn trong môt khoảng thời gian nhất định?

Cuối cùng, chìa khóa để thành công chính là sự chuẩn bị tốt của bạn. Thái độ đúng đắn, tự tin của bạn là nguyên nhân chính tạo nên bạn là người thương lượng giỏi hay không?
Thành công đôi khi là sự may mắn nhưng chủ yếu là do khả năng có chính bạn. bạn có thực sự đam mê, thực sự khéo léo hay không, có nhạy bén hay không. Chỉ cần có mục tiêu, để có những chiến lược thương lượng thì khả năng thành công của bạn là điều tất yếu sẽ đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét